Quản Lý Dịch Hại Tổng Hợp - IPM

 

Biopest Image 1

Một đọc giả quen thuộc của tài liệu quản lý dịch hại có thể nhận thấy rằng thuật ngữ “Quản Lý Dịch Hại Tổng Hợp”, hoặc IPM (Integrated Pest Management), thường được sử dụng tương đương với thuật ngữ “Kiểm Soát Dịch Hại Tổng Hợp”, hoặc IPC (Integrated Pest Control). Chúng thật rất giống nhau. Tuy nhiên, trong khi IPC đề cập đến nhiều phương pháp kiểm soát dịch hại, gồm cả việc kết hợp phương pháp tự nhiên với thuốc trừ sâu hóa học, IPM còn xem xét đến các yếu tố kinh tế và sinh thái, gồm cả ưu tiên theo dõi cẩn thận quần thể côn trùng và môi trường xung quanh.

Với IPM, có thể không biện pháp kiểm soát dịch hại nào là cần thiết, hoặc một biện pháp kiểm soát dịch hại nào đó tốt hơn các biện pháp khác, hoặc cách tốt nhất là dùng nhiều biện pháp cùng nhau, để đạt kết quả tốt nhất cho kinh tế, xã hội và môi trường của bạn. Do đó, nhiều phương pháp của IPM đã được khuyến cáo bởi FAO để đạt những mục tiêu khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Mỗi phương pháp sẽ đưa ra những cách cụ thể để người nông dân có thể chống lại dịch hại theo những cách để thúc đẩy sản xuất lành mạnh, đem về lợi nhuận và an toàn tổng thể.

Các Nguyên Tắc Của IPM (bởi FAO)

1. Trồng Những Cây Khỏe Mạnh

Chọn những giống có khả năng chống lại bệnh và sâu hại một cách tự nhiên, cũng như chọn phân bón, phương pháp tưới tiêu và quản lý đất mà hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của cây trồng, là những nguyên tắc thiết yếu của IPM. Trồng những cây khỏe – những cây sẽ chống lại dịch bệnh và sâu hại cách tốt nhất – là nền tảng của IPM.

2. Hiểu Biết và Duy Trì Các Loài Thiên Địch

Có nhiều loài thiên địch (các loài săn mồi tự nhiên của côn trùng sâu bệnh) là bạn của nông nghiệp bền vững. Người nông dân cần quan sát đời sống côn trùng để vừa hiểu biết quần thể sâu bệnh và vừa nhận ra vai trò của thiên địch trong vòng đời và chuỗi thức ăn của trang trại. Kiểm soát sinh học hiệu quả sẽ kết hợp những kẻ thù tự nhiên này của sâu bệnh: các loài săn mồi, ký sinh trùng, và mầm bệnh.

2.1 Các loài săn mồi là những động vật hoặc côn trùng mà săn những động vật hoặc côn trùng khác, thường là những loài nhỏ hơn chúng, có số lượng lớn hơn, và trong mọi giai đoạn của vòng đời con mồi (trứng, chưa trưởng thành, nhộng, trưởng thành). Thường những loài săn mồi của sâu bệnh bao gồm chim, ếch, cóc, thằn lằn, rắn, nhện, ruồi, bọ rùa da cam, bọ cánh cứng, bọ xít xanh, bọ xít và bọ ngựa. Loài săn mồi có thể được phân loại thành hai nhóm:

1. Loài săn mồi cắn (ví dụ như bọ rùa, bọ rùa da cam, bọ cánh cứng).

            2. Loài săn mồi hút (ví dụ như bọ xít)

2.2 Ký sinh trùng là những sinh vật nhỏ ký sinh trên những sinh vật khác, được gọi là vật chủ, và trong quá trình ký sinh sẽ làm suy yếu hoặc giết chết sinh vật đó. Một ký sinh trùng có thể xâm nhập và phát triển bên trong vật chủ ở tất cả các giai đoạn phát triển của nó (trứng, chưa trưởng thành, nhộng, trưởng thành), và có thể sống cả cuộc đời trong một vật chủ duy nhất. Ký sinh trùng cái gây hại cho vật chủ bằng cách đẻ trứng bên trong chúng, ví dụ như Trichogramma và Anastatus.

2.3 Tác nhân gây bệnh là những vi sinh vật sống và phát triển trên động vật hoặc côn trùng, gây bệnh hoặc dẫn đến cái chết. Tác nhân gây bệnh bao gồm vi – rút, vi khuẩn, nấm, tuyến trùng, động vật nguyên sinh. Các mầm bệnh khác nhau sẽ tấn công côn trùng gây hại một cách tự nhiên, khiến chúng trở thành những yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát dịch hại tổng hợp.

2.3.1. Thuốc trừ sâu sinh học bằng vi – rút: việc sử dụng vi-rút trong kiểm soát dịch hại đang bắt đầu thu hút sự chú ý rộng rãi. Một ví dụ hiệu quả về một vi-rút như vậy là Nuclear Polyhedrosis Virus, hoặc NPV, một loại thuốc trừ sâu sinh học bằng vi-rút có thể nhắm cụ thể một số loài côn trùng gây hại nhất định – ví dụ, vi-rút NPV bọ cánh cứng củ cải sẽ chỉ gây hại cho bọ cánh cứng củ cải, NPV sâu đục quả bông sẽ chỉ nhắm vào sâu đục quả bông. Những côn trùng có lợi khác sẽ không bị làm hại. NPV có thể nhân lên nhanh chống trên vật chủ của nó, giết chết chúng nhanh chống, nhưng cũng có thể lây lan dễ dàng, bao gồm lây lan qua bướm.

Triệu chứng: khi sâu bướm bị nhiễm NPV chúng sẽ bắt đầu di chuyển chậm hơn, ăn ít hơn, cơ thể của chúng sẽ bắt đầu thay đổi màu, và chúng sẽ cố gắng leo lên những ngọn cây cao nhất. Ở đó, chúng sẽ ngồi im, bỏ ăn hoàn toàn và chết, treo lơ lửng bằng đầu. Thành dạ dày của chúng sau đó sẽ vỡ ra và các hạt protein kết tinh của NPV, thứ chứa vi-rút, sẽ được giải phóng, phân tán theo gió và nước.  Do đó, sâu bọ tự lây lan vi-rút của chính chúng.

2.3.2. Thuốc trừ sâu sinh học bằng vi khuẩn: vi khuẩn là những vi sinh vật sống trong cây trồng và đất, có thể vừa có hại vừa có lợi. Các vi khuẩn được sử dụng phổ biến nhất để làm thuốc trừ sâu sinh học là loài Bacillus, ví dụ như Bacillus Thuringiensis (Bt). Bt có khả năng nhắm vào các loài gây hại cụ thể, như là bọ cánh cứng bắp cải, củ cải, sâu tơ, sâu bướm trắng, và sâu đục quả bông, trong khi để những kẻ săn mồi tự nhiên và có lợi không bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, Bacillus subtilis (Bs) có thể kiểm soát các bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra, và là được chứng minh là an toàn cho con người, động vật, thực vật, và môi trường. Những vi khuẩn như vật phải được côn trùng tiêu thụ trước, qua đó nó có thể xâm nhập vào dạ dày và thành tế bào, giải phóng chất độc dẫn kết là chậm hệ thống tiêu hóa của chúng, khiến cho côn trùng bị sưng phồng lên và cuối cùng vỡ ra và chết.

2.3.3. Thuốc trừ sâu bệnh bằng nấm: nhiều loại nấm đã được sử dụng trên khắp thế giới để chống lại sâu bệnh của cây trồng. Ở Thái Lan được sử dụng phổ biến nhất là Trichoderma và Beuveria. Trichoderma là được sử dụng để kiểm soát bệnh thối rễ và héo do các loại nấm gây ra. Beuveria thì được sử dụng chống lại bọ trĩ hại lúa, bọ xít hút máu, ruồi trắng, rầy nâu, cùng một số loài khác.

2.3.4. Tuyến trùng: tuyến trùng là vi sinh vật nhỏ sống trong đất và nước. Một vài loại có thể gây một số bệnh như tuyến trùng Meloidogyne spp. gây bệnh thối rễ trên cà chua, trầu và các loại rau khác. Tuy nhiên, các tuyến trùng khác, được gọi là tuyến trùng “sống tự do”, không gây bệnh. Chúng có thể được tách thành hai nhóm, cả hai đều có thể được sử dụng trong kiểm soát sinh học: Steinernema Heterorhabditis. Loài thường được dùng nhất là carpocapsae, có thể gây hại cho nhiều loài côn trùng bằng cách bài tiết những chất độc vi khuẩn trong chúng, khiến chúng chết trong vòng 24 – 48 giờ.

2.4. Thuốc diệt cỏ thiên nhiên: Nhiều loài thực vật ở Thái Lan có thể được sử dụng để kiểm soát dịch hại cách sinh học, và đã được sử dụng ở một số khu vực trong một thời gian dài. Neem, riềng, nghệ, cỏ xiêm, cỏ chanh, bách bộ, dây mật, và nhiều loại cây khác có thể được sử dụng làm chất xua đuổi và phá rối thoái quen ăn uống và phát triển của các loài côn trùng gây bệnh. Trong số các loài thực vật này, loài có lợi nhất là Neem. Chiết xuất từ cây neem thì đã được sử dụng rộng rãi ở Thái Lan và trên khắp thế giới để kiểm soát dịch hại.

Các Phương Pháp Bảo Tồn Và Bảo Vệ Các Loài Săn Mồi Tự Nhiên

1. Bảo vệ và bảo tồn các loài thực vật làm thức ăn cho các loài săn mồi tự nhiên trong trang trại, ruộng lúa, và vườn tược. Chúng bao gồm các loài thực vật thuộc chi Jussiaea, các loài cây balsam, cỏ dại pickerel, rau dền, rau muống và các loại cỏ khác nhau. Đây là những loài thực vật không thật có giá trị kinh tế, nhưng phấn hoa và mật hoa của chúng cung cấp thức ăn cho các loài săn mồi tự nhiên có lợi quanh năm, giúp chúng duy trì quần thể khỏe mạnh.

2. Tạo ra các điều kiện môi trường sẽ hỗ trợ các động vật săn mồi tự nhiên. Một cách để làm điều này là sử dụng luân canh cây trồng, điều này sẽ giúp cả các loài săn mồi tự nhiên sống sót qua mỗi mùa trong khi kiểm soát các đợt xâm nhập mới của các loài gây hại trong mùa sinh trưởng tiếp theo.

3.   Tăng độ ẩm bằng cách tưới nước, hoặc cung cấp đủ nước cho luống trong mùa khô. Điều này cũng sẽ giúp những kẻ săn mồi tự nhiên tồn tại và nhân giống.

4.   Đừng đốt bả lúa sau khi thu hoạch, vì nó sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái của nông trại. Đây là một trong những lý do khiến dịch hại lây lan nhanh chống khi bắt đầu một số mùa: những kẻ săn mồi tự nhiên đã bị giết hết.

5.   Quan sát cả loài động vật săn mồi và loài gây hại tự nhiên cách chặt chẽ và đều đặn. Ví dụ, đừng sử dụng các chất hóa học trong khu vực có nhiều quần thể động vật săn mồi tự nhiên và quần thể ít gây hại.

Lợi Ích Của Việc Chăm Sóc Dịch Hại Tự Nhiên

  1. Bằng các biện pháp hỗ trợ động vật săn mồi tự nhiên, các nhà nông nghiệp đang sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên đã sẵn có trong trang trại, ruộng đồng, và vườn tược của mình để thực hiện kiểm soát dịch bệnh lâu dài và hiệu quả.
  2. Việc giúp duy trì một hệ sinh thái cân bằng sẽ làm giảm cả số lượng dịch hại hiện có và sự xuất hiện của các loài gây hại mới.
  3. Kiểm soát sinh học giúp cây trồng an toàn để ăn, vì vậy nó có lợi cho người tiêu dùng.
  4. Kiểm soát dịch hại bằng sinh học giúp ích cho người nông dân trong nhiều mặt – kinh tế, xã hội và môi trường – bằng cách giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật cần nhập khẩu và giảm bớt những trở ngại khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

3. Khảo Sát Các Lô Đất Của Bạn Thường Xuyên

Việc theo dõi và đánh giá sự phát triển của cây trồng của bạn là rất quan trọng, bao gồm sự hiện diện của các loại bệnh, cỏ dại và sâu bệnh. Các lô đất nên được khảo sát hàng tuần về thiệt hại do sâu bệnh và các yếu tố khác ảnh hưởng đến hệ sinh thái, bao gồm động vật săn mồi tự nhiên, chất lượng đất, nước, và không khí, và bất kỳ thứ gì khác ảnh hưởng đến cây trồng của bạn.

4. Người Nông Dân Như Là Những Chuyên Gia

Một yếu tố thiết yếu của nông nghiệp hiện đại là người nông dân phải chịu trách nhiệm quản lý sản xuất và thu nhập của chính mình. Điều này có nghĩa là cần thêm lên sự hiểu biết về những yếu tố khác nhau liên quan đến nhau như thế nào và mang sự hiểu biết đó vào quản lý một nông trại. Điều này sẽ giúp người nông dân trở nên độc lập, nâng cao cả hiệu quả và phạm vi quản lý tiềm năng. Do đó, trở thành chuyên gia trong nông trại do đó có nghĩa có nghĩa là học các kỹ năng mới và có một hiểu biết đúng về hệ sinh thái nông nghiệp.

Các Phương Pháp Kiểm Soát Sinh Học

Các phương pháp kiểm soát sinh học trải dài từ cực kỳ đơn giản, những thứ mà người nông dân có thể tự mình thực hành hằng ngày, khi được đào tạo phù hợp, đến những thứ khó hơn, đòi hỏi đào tạo chuyên ngành. Các nhà khoa học và chuyên gia nông nghiệp hiểu rằng một số phương pháp chỉ có tác dụng nhẹ, trong khi các phương pháp khác có tác dụng mạnh. Đây là lý do tại sao chúng phải được sử dụng cùng nhau, hoặc kết hợp. Mục đích cuối cùng là để tìm ra sự kết hợp hiệu quả, tiết kiêm tài nguyên nhất, an toàn nhất cho người nông dân và người tiêu dùng, và tốt lành nhất cho môi trường.

Các Phương Pháp Kiểm Soát Sinh Học

1. Quản Lý Cây Trồng Phù Hợp

Điều này có nghĩa là tạo những môi trường thích hợp để giúp cây phát triển, sinh trưởng mạnh mẽ, và chống lại sâu bệnh.

1.1 Cải tạo đất. Điều này có nghĩa là chuẩn bị luống trồng với độ pH phù hợp cho cây phát triển, hàm lượng khoáng chất, và bề mặt chắc chắn mà không giúp cho sự phát triển của sâu bệnh.

1.2. Sử dụng giống cây trồng tốt. Cây trồng giống chất lượng cao tốt hơn trong việc chống chịu sâu bệnh. Giúp chúng bằng cách dùng mật độ cây trồng, khoảng cách và trong mùa vụ thích hợp.

1.3 Nước và phân bón: Áp dụng thường xuyên, sử dụng đúng số lượng và công thức

1.4. Làm đất: Một số loài gây hại sẽ bị tiêu diệt khi đất bị xới lên và chúng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

1.5 Làm cỏ: Nhiều loài cỏ dại thì là nơi trú ngụ của sâu bệnh và ký chủ thứ cấp gây bệnh cho cây trồng. Cỏ dại cũng tiêu thụ thức ăn của cây trồng, làm chúng yếu đi.

1.6 Tỉa cành. Khi cành cây quá dài, tán lá sẽ mọc quá dày, làm cản trở cây trồng tổng hợp đủ ánh sáng mặt trời và làm tăng độ ẩm. Điều này tạo ra một ngôi nhà hấp dẫn hơn cho các loài gây hại.

1.7 Luân canh cây trồng. Cây trồng nên luân phiên theo mùa, hoặc trồng xen kẽ giữa các cây thuộc các họ khác nhau. Điều này sẽ làm gián đoạn nguồn thức ăn của các loài gây hại khác nhau.

1.8 Kết hợp các loại cây trồng. Nếu một loại cây duy nhất được trồng trên diện rộng và dịch bệnh phát sinh, chúng sẽ lây lan nhanh chóng trên toàn bộ quần thể. Trồng kết hợp các loại cây để hạn chế nguồn thức ăn của sâu bệnh và cơ hội chúng lây lan.

1.9 Hoãn mùa vụ cây trồng. Thĩnh thoảng nó rất hữu ích nếu hoãn việc trồng một số loại cây hàng năm, hoặc những loại cây ngắn ngày, để tránh thời gian khi dịch bệnh hoành hành. Ví dụ, ở Thái Lan, sắn thường được trồng vào cuối mùa mưa, từ tháng 10 đến tháng 1. Sau đó, cây sắn gặp hạn hán vào tháng 3 đến tháng 4, trùng với thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho sự lây lan của rệp sáp.

Do đó, người ta thường khuyến cáo thay vào đó trồng sắn vào đầu mùa mưa, khoảng giữa tháng 4, để cây không bị thiếu nước và duy trì sức khỏe. Sau đó, mùa mưa tạo ra các điều kiện khắc nghiệt với rệp sáp. Một ví dụ khác là sự lây lan hiện nay của rầy nâu ở Thái Lan trên các trang trại trồng lúa quanh năm. Điều này cung cấp nguồn thức ăn cho rầy nâu không bao giờ mất đi. Do đó, không nên trồng lúa quá hai lần một năm để phá vỡ vòng đời của rầy nâu.

2. Kiểm Soát Cơ Học

Đây là việc sử dụng máy móc hoặc công cụ khác để giảm bớt quần thể dịch hại. Nếu số lượng đủ ít, sức lao động của con người có thể là đủ.

2.1 Bằng tay: Cách kiểm soát dịch hại đơn giản nhất: bắt sâu bệnh trên cây, hoặc giữ cây và lắc chúng ra, và tiêu diệt.

2.2 Bằng sức người: cắt tỉa cây bệnh, hoặc những phần có sâu bệnh, và đốt để tiêu diệt sâu bệnh.

2.3 Lưới: Lưới có thể được dùng để hoàn toàn cách ly cây trồng với các loài gây hại bên ngoài.

2.4 Bẫy. Côn trùng và các động vật gây hại khác, như là chuột, chim và dơi, có thể bị tiêu diệt trong bẫy.

2.5. Máy chạy bằng động cơ. Một vài máy chạy bằng động cơ có thể được dùng để kiểm soát dịch hại, ví dụ như máy bắt rầy cỏ và máy hút côn trùng.

3. Sử Dụng Vật Lý Để Kiểm Soát Dịch Hại

Đây là việc sử dụng các phương pháp và công cụ khoa học để dẫn dụ, xua đuổi và tiêu diệt các quần thể dịch hại thông qua việc sử dụng nhiệt, âm thanh và ánh sáng.

3.1 Bức xạ. Bức xạ có thể được sử dụng để tiêu diệt các quần thể dịch hại trong cây trồng trước khi xuất khuẩn, ví dụ chiếu xạ trái cây trước khi xuất khuẩu chúng sang Mỹ để diệt sâu đục hạt sầu riêng, mọt hạt xoài và ruồi giấm Bactrocera dorsalis và B. correcta. Hoặc chiếu xạ các loại thảo mộc để diệt nấm, v.v..

3.2 Âm thanh. Một máy cầm tay tạo ra sống âm thanh tần số thấp có thể được sử dụng để tiêu diệt một số loại sâu bệnh ra khỏi một khu vực.

3.3 Nhiệt. Nung đất là một cách có thể sử dụng nhiệt để tiêu diệt sâu bệnh. Hơi nước nóng cũng có thể được dùng để tiêu diệt sâu bệnh bám trên cây trồng.

3.4 Bẫy. Phương pháp này phải nhắm vào những côn trùng cụ thể. Ví dụ, ánh sáng có thể được sử dụng để nhắm vào các loài côn trùng thích bay vào ban đêm (đặt một thùng nước bên dưới bóng đèn). Máy hút cũng có thể được sử dụng để hút côn trùng, một phương pháp được sử dụng phổ biến cho sâu bướm và rầy nâu. Trong khi đó, bẫy mồi methyl eugenol là cách hiệu quả để bẫy ruồi giấm đực, trong khi bẫy mồi protein có thể dụ ruồi giấm đực và cái.

4. Sử Dụng Các Loài Săn Mồi Tự Nhiên Để Kiểm Soát Dịch Hại

4.1 Các Loài Săn Mồi Tự nhiên: Như đã lưu ý ở trên, các loài săn mồi (như chuồn chuồn, nhện, (), v.v.), ký sinh trùng (chẳng hạn như các loài ong ký sinh khác nhau, giun tròn, v.v.) và mầm bệnh (như vi khuẩn, nấm, vi rút, v.v) đều có thể được sử dụng để kiểm soát các quần thể dịch hại.

4.2 Lợi Ích:

  1. Chi phí thấp, vì các loài săn mồi tự nhiên đã sẵn sống trong hệ sinh thái nông nghiệp, chúng sẽ làm việc mà không cần trả tiền, và giúp giảm các đầu vào khác cho việc kiểm soát dịch hại trong trang trại.
  2. Bền vững trong thời gian dài, các loài săn mồi sẽ tự duy trì quần thể số lượng của chúng nếu chung có đủ thức ăn và không bị hại bởi thuốc trừ sâu hóa chất.
  3. Các loài săn mồi không khiến dịch hại phát triển khả năng đề kháng, hoặc phát sinh các dịch hại mới.
  4. Các loài săn mồi tự nhiên không gây hại cho các dạng sống khác ngoài các loài dịch hại, và không đầu độc môi trường. Chúng sẽ không gây hại cây trồng, vì chúng không ăn cây trồng làm thực phẩm.
  5. Động vật ăn thịt tự nhiên không gây hại cho người nông dân, người tiêu dùng hoặc môi trường.

5. Kỹ Thuật Côn Trùng Vô Sinh (SIT)

FAO đã xác nhận SIT như là một phương pháp kiểm soát sinh học hiệu quả mà không gây hại đến môi trường. Sau khi được thả những côn trùng vô sinh sẽ giao phối với những côn trùng thông thường, tạo ra trứng không nở. Điều này sẽ làm giảm quần thể số lượng côn trùng nói chung. Nếu đủ lượng côn trùng vô sinh được thả ra, thì sau ba thế hệ sẽ thấy quần thể dịch hại giảm đáng kể. Một số côn trùng đã được kiểm soát thành công ở Thái Lan bằng phương pháp này: các loại ruồi đục quả, sâu tơ và sâu đục quả bông.

6. Chiết Xuất Tự Nhiên Làm Thuốc Trừ Sâu

Nhiều chiết xuất khác nhau từ các nguồn thiên nhiên có khả năng kiểm soát sâu bệnh, chẳng hạn như chiết xuất từ neem, sả, trầu, derris, bách bộ, v.v.

7. Kiểm Soát Bằng Hóa Chất

Việc sử dụng các chất hóa học cách cẩn thận được chấp nhận trong một hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp. Tuy nhiên, chúng phải được xem như là biện pháp cuối cùng, chỉ cần thiết khi các phương pháp khác đã cố gắng thử nhưng không thành công. (Nhiều hơn nữa.)

So Sánh Các Phương Pháp Kiểm Soát Dịch Hại Hóa Học Và Sinh Học

Sử Dụng Hóa Chất

Sử Dụng Kiểm Soát Sinh Học

  • Giải quyết vấn đề nhanh, nhưng chỉ trong thời gian ngắn.
  • Giá thành cao (hóa chất và thuê máy phun)
  • Tất cả các chất hóa học thì nguy hiểm
  • Tạo sức đề kháng cho sâu bệnh, và làm phát sinh các loài sâu bệnh mới

 

  • Giải quyết vấn đề về lâu về dài
  • Giá thành thấp (không cần mua hoặc thuê bất kỳ cái gì)
  • An toàn, vì mọi thứ có nguồn gốc từ thiên nhiên
  • Giúp duy trì sự cân bằng sinh thái

 

Tài Liệu:

ECHOcommunity. https://www.echocommunity.org/en/resources/ce2006be-0f4c-4405-8dd9-2fdb6e4ea250. Accessed 26 July 2022

FAO. https://www.fao.org/pest-and-pesticide-management/ipm/integrated-pest-management/en/. Accessed 26 July 2022.

 


Vùng

Asia